Latest Posts
Cuộc cách mạng khoa học bùng nổ đã mang đến cho loài người một cuộc sống đầy đủ và toàn diện hơn, nhưng bên cạnh những thành công đó. Môi trường sống và nguồn tài nguyên một thời được xem là vô tận của con người đang ngày càng bị thu hẹp lại, đây chính là hệ quả cuộc việc phát triển quá nóng của các nền công nghiệp, cộng với việc khai thác tài nguyên với tốc độ hủy diệt, đã tước đi khả năng tái tạo của tự nhiên, hành động này đã dẫn đến hiện tượng mất cân bằng về sinh thái.

Một trong những vấn đề nổi cộm nhất, đó chính là năng lượng, từ xa xưa con người đã xem dầu mỏ là giải pháp toàn diện nhất, cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cũng như phục vụ cho lĩnh vực cơ giới hóa, dầu mỏ cùng với năng lượng điện, chính là 2 năng lượng chủ đạo tạo nên nền tảng cho cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ ở khắp mọi các lĩnh vực trong xã hội.

vien-nen-trau-giai-phap-tiet-kiem-nang-luong

Vài năm gần đây, người ta bắt đầu tiến hành nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ năng lượng tái tạo, hay còn gọi là năng lượng xanh, như năng lượng mặt trời, điện gió,… nhằm giải quyết bài toán năng lượng, cũng như tìm ra một giải pháp tổng thể cho năng lượng của con người trong tương lai khi dầu mỏ không còn đủ khả năng cung cấp cho con người nữa. 

>> Giới thiệu sản phẩm củi trấu

Có rất nhiều sáng kiến về năng lượng mới, đã được xây dựng thử nghiệm cũng như áp dụng vào đời sống như Gas, pin mặt trời và một cái tên không thể không nhắc tới, bởi vai trò của nó không những trở thành một giải pháp tuyệt vời, trong việc phục vụ đời sống sinh hoạt của con người, mà nó còn đáp ứng tốt vai trò cung cấp năng lượng cho sản xuất. Đó chính là viên nén trấu hay còn gọi là củi trấu viên.

Viên nén trấu là gì?


Viên nén trấu là một loại nhiên liệu sinh học, nó có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên hay còn gọi là vật liệu sinh khối như tro, vỏ trấu, hay mùn cưa. Nói cách khác, chúng được sản xuất hoàn toàn từ các phế phẩm.

Viên nén trấu được sản xuất như thế nào?



vien-nen-trau-giai-phap-tiet-kiem-nang-luong

Sau khi được từ các nhà máy xay xát lúa. Các nguồn nguyên liệu thô như tro, vỏ trấu, hay mùn cưa không còn khả năng tái sử dụng cho mục đích chế tác... người ta sẽ mang về và nghiền nát thành một loại nguyên liệu có kích cỡ trung bình dưới 6mm. Sau đó chúng được xử lý qua một hệ thống máy chuyên dụng với quy trình vận tốc ly tâm cao, kết hợp với nhiệt độ tỏa ra từ sự ma sát giữa nguyên liệu và động cơ để chúng được kết dính thành những viên nén và cứng.

Viên nén trấu được sử dụng như thế nào?


  • Dùng trong sản xuất công nghiệp cung cấp nhiệt lượng hoàn hảo cho các hệ thống nồi hơi của các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, chúng có thể thay thế hoàn hảo cho các năng lượng truyền thống như Dầu FO hay Than đá.
  • Cung cấp năng lượng cho hệ thống Spa xông hơi, Bếp khách sạn, mạng lưới cung cấp nước nóng cho các hồ bơi hay các khu vui chơi công cộng vào mùa đông.
  • Cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện

Những ưu điểm của Viên nén trấu


Trấu viên hoàn toàn có thể đáp ứng được các đòi hỏi về kỹ thuật như nhiệt lượng..vv. Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các nguyên liệu truyền thống như Dầu FO, Than Đá, điện hay Khi gas.

vien-nen-trau-giai-phap-tiet-kiem-nang-luong

Viên nén trấu được sản xuất trên dây truyền hiện đại, được xử lý rất kỹ, hơn thế hoàn toàn không sử dụng các chất phụ gia trong quá trình sản xuất, nên chúng được xem là năng lượng sạch thân thiện với môi trường.

Với một lò bảy tấn /giờ, chi phí nhiêu liệu với trấu chỉ hết 13 triệu đồng/ngày, trong khi với than đá phải mất khoảng 37 triệu đồng/ngày. Còn nếu so với dầu FO thì còn lợi hơn nhiều.

Trước đây, đa phần các doanh nghiệp sản xuất sử dụng than đá, dầu FO làm nhiên liệu cho lò đốt. Việc làm này vừa tốn kém do giá nhiên liệu đắt đỏ, lại vừa gây ô nhiễm môi trường. Thay than đá, dầu FO bằng trấu để làm nhiên liệu cho lò hơi đã mang lại tiền tỷ cho nhiều doanh nghiệp sản xuất.

Về tính hiệu quả của lò hơi đốt bằng trấu, so với than đá, đốt bằng trấu giảm được 60% chi phí về nhiên liệu. Với một lò bảy tấn /giờ, chi phí nhiêu liệu với trấu chỉ hết 13 triệu đồng/ngày, trong khi với than đá phải mất khoảng 37 triệu đồng/ngày. Còn nếu so với dầu FO thì còn lợi hơn nhiều. Nếu giá trấu có tăng lên gấp đôi thì lò đốt bằng trấu vẫn lợi hơn. Đốt bằng trấu, việc xử lý tro cũng dễ dàng hơn và còn bán được tro cho sản xuất nông nghiệp. Mặc khác, đốt bằng trấu cũng giảm được nguy cơ về ô nhiễm môi trường do khói thải ít so với đốt bằng than đá và dầu FO.
Theo khảo sát của dự án, hàng năm, các nhà máy xay xát của tỉnh Hậu Giang thải ra khoảng 220.000 tấn trấu, trung bình mỗi ngày, mỗi nhà máy xay xát thải ra 24,5 tấn trấu. Lượng trấu thải ra không được tiêu thụ ngay, ứ đọng lại. Các nhà máy thường un trấu thành phân trấu, đổ thành đống cao. Do đó, sản xuất bánh than củi trấu sẽ góp phần giải quyết vấn đề đọng rác trấu.

Kỹ sư Nguyễn Hữu Phong - GĐ Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa An đưa PV VietNamNet tới chiếc máy ép củi trấu. Máy ép củi trấu sơn màu xanh môi trường được sản xuất tại Gò Công (Tiền Giang) mà trung tâm mới mua về hơn tháng nay. Giá máy ép củi trấu 15 triệu đồng, cùng động cơ điện 3 pha 15 HP giá 5 triệu đồng. Máy ép củi trấu có công suất 70-80 kg củi/giờ, tiêu thụ điện 6-7 KW/h. Cứ 1,05 kg trấu thì cho ra 1 kg củi trấu. Chỉ cần cho trấu vô họng máy, qua bộ phận ép thì máy “nhả” ra những thanh củi bốc hơi nóng hổi.

Theo một số nghiên cứu, trấu thường chiếm khoảng 20% hạt lúa. Vựa lúa ĐBSCL mỗi năm sản xuất khoảng 18 triệu tấn lúa, tính ra, lượng trấu thải ra ở ĐBSCL là... 3,6 triệu tấn/năm!.

tu-phe-thai-thanh-chat-ot-gia-re

Củi trấu có đường kính 73 mm, dài từ 0,5-1 m. Thanh củi trấu dài 21 cm, nặng 1 kg. Cứ 1 kg củi trấu thì nấu được bữa ăn cho 4 người. Củi trấu có màu xám, nhìn như những cây củi. Kỹ sư Phong cho biết, củi trấu duy trì sự cháy lâu hơn nấu trực tiếp bằng trấu hoặc than đá. Cũng như các loại chất đốt khác, củi trấu có thể nấu bất cứ món ăn nào, kể cả các loại đồ nướng.

Củi trấu rất “dễ tính”, có thể sử dụng cho lò trấu truyền thống, cà ràng, bếp than, bếp than đá... Trước khi nấu, người ta chặt củi trấu thành vài miếng dày khoảng 3 mm để nhóm bếp. Anh Trần Thành Chắc (ấp Hòa Đức, xã Hòa An), và chị Nguyễn Thị Bé Tư ( ấp Xẻo Trâm, xã Hòa An) người đã sử dụng củi trấu do trung tâm sản xuất cho biết: “Củi trấu rất dễ nhóm bếp, bắt lửa nhạy như nhóm bằng vỏ dừa. Nhà anh chặt củi trấu thành miếng nhỏ để nhóm bếp, sau đó cho nguyên thanh vào bếp lò như nấu bằng củi cây trước đây. Tiện nhất là củi trấu nhóm không có khói, khi cháy thì cháy hết, không lãng phí chút nào”. Anh cho biết, từ lúc mua củi trấu cho gia đình sử dụng, nhiều hộ gần trung tâm sau khi sử dụng củi trấu đều rất hài lòng.

Hôm chúng tôi đến tình cờ gặp kỹ sư Lê Văn Phải - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang, anh vui vẻ nói: “Tôi đã xem truyền hình về củi trấu, hôm nay tôi muốn tìm hiểu rõ hơn để về phổ biến cho bà con. Mai này tôi sẽ trình bày với Huyện để đưa bà con đến tham quan, học tập. Bà con quê tôi rất quan tâm theo dõi qui trình sản xuất và sử dụng củi trấu

Hết ô nhiễm, lại tiết kiệm


Kỹ sư Nguyễn Hữu Phong cho biết, từ khi đi vào hoạt động tới nay, đã có nhiều người từ Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ tìm đến mua củi trấu về sấy bột khoai mì. Ông Nguyễn Văn Trường (xã Long Trị, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) chủ cơ sở xây xát lúa gạo thì cho rằng máy ép trấu rất tiện và ít khói nhưng giá thành 1 kg củi trấu 1.000 đ là cao.

tu-phe-thai-thanh-chat-ot-gia-re

Ông Trường đề nghị từ nay ông sẽ cung ứng trấu từ nhà máy xay xát , chuyển về trung tâm với giá thành 200 đ/kg, cộng tiền điện và tiền công lao động giá bán củi trấu hạ xuống còn khoảng 500/kg củi trấu để bà con dễ mua sử dụng.

Kỹ sư Phong cho biết: “Củi trấu là đề tài nghiên cứu bước đầu, giá cũng chỉ tính khảo nghiệm. Trung tâm sẽ chuyển giao công nghệ này đến các hộ nông dân có nhu cầu. Điều quan trọng là sẽ khuyến khích các nhà máy xay xát mua máy về ép củi, vừa giải quyết trấu chất cao như núi vừa kiếm thêm lợi nhuận từ củi trấu”.

ThS. Phạm Thị Vân, Khoa Công nghệ, Trường ĐH Cần Thơ, nói cho chúng tôi biết: “Giá các loại nhiên liệu: ga, dầu lửa... đang tăng cao; củi thì ngày càng khó tìm... Vì vậy, sử dụng trấu để sản xuất thành củi trấu là giải pháp vừa kinh tế vừa góp phần giảm ô nhiễm môi trường”.

Theo ước tính của dự án, nếu giá trấu nguyên liệu đầu vào khoảng 100 đồng/kg thì giá sản xuất 1kg than củi trấu là 250- 300 đồng. Thị trường có thể chấp nhận giá bán 500 đồng/kg than củi trấu vì chi phí bằng so với nấu củi và rẻ hơn so với nấu than đá. Khi đó giá thành củi trấu sẽ hạ xuống nhiều. Và củi trấu sẽ đến những thị trấn hoặc thị xã, giúp người dân tiết kiệm ngân sách chi tiêu gia đình, quan trọng nhất là giảm độc hại đối với các hộ vốn thường xuyên sử dụng than đá khi họ dùng củi trấu.

tu-phe-thai-thanh-chat-ot-gia-re

Theo chị Nguyễn Thị Mai, một người thử nghiệm củi trấu ở xã Hòa An cho biết: Với gia đình có bốn người, thì mỗi ngày nấu ăn khoảng 2 đến 2,5kg củi trấu là đủ. Như vậy mỗi tháng phải cần 60kg đến 70kg củi trấu. Giá mỗi kg 1.000 đồng, tính ra khoảng 60.000 đồng đến 70.000 đồng là đủ. So với nấu bếp gas nó rẻ gần bằng phân nửa. Vì sử dụng bếp gas, với gia đình bốn nhân khẩu phải sử dụng bình 12kg, giá hiện nay giá khoảng 260.000 đồng/ bình, thế nhưng dùng bếp gas chỉ nấu được gần hai tháng là hết gas.

Bên cạnh giá thành hạ so với ga, củi trấu cũng có hạn chế là dùng cui trau nếu phát triển sẽ phổ biến ở nông thôn, vì nó cần phải có chỗ để củi, cần có bếp lò, cần nơi thải tro, vì thế nó khó tiến vào đô thị được mà có thể chỉ phổ biến ở nông thôn, vùng ven các khu dân cư gần đô thị…nếu trong tương lai nó tiếp tục cải tiến công nghệ và giảm giá thành còn khoảng 500 đồng như các kỹ sư thực hiện công trình đang phấn đấu.

Được biết ngoài trấu, lục bình cũng là một loại rác thải đang được Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa An thử nghiệm ép thành củi.

Theo VietNamNet
Việc chuyển đổi chất đốt từ củi sang thanh nhiên liệu củi trấu trong xông sấy mủ tờ không chỉ giúp giảm chi phí mà còn hạn chế sự lệ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt và có giá biến động tăng cao, góp phần giảm hiệu ứng nhà kính. Mặt khác, tro sinh ra trong quá trình đốt sẽ là nguồn nguyên liệu rất cần thiết cho các ngành công nghiệp khác.

>> Mua củi trấu ở đâu chất lượng tốt nhất?

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2015, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) sẽ tăng tỷ lệ mủ cao su sơ chế (mủ tờ xông khói – RSS) từ 5% lên 10%. Tuy nhiên, việc sử dụng củi đốt để sản xuất mủ tờ RSS đang khiến các doanh nghiệp ao su ngày càng khó khăn về nhiên liệu. Khắc phục tình trạng này, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã tìm giải pháp dùng thanh nhiên liệu củi trấu thay thế củi trong sấy cao su tờ xông khói RSS.

thay-nhien-lieu-dot-bang-cui-trau

Việc thay thế củi đốt bằng thanh củi trấu được thử nghiệm tại Xưởng Chế biến mủ tờ Lai Khê  từ tháng 5/2013 đến nay đã cho kết quả tốt, sản phẩm đạt chỉ tiêu chất lượng tiêu chuẩn cơ sở. Việc sử dụng thanh củi trấu đã tiết kiệm chi phí chất đốt từ 23-30%, tương đương 100.000 đồng/tấn sản phẩm. Như vậy, với sản lượng mủ tờ của tập đoàn sẽ đạt mức trên 30.000 tấn/năm, thì thời gian tới, chi phí tiết kiệm lên đến vài tỉ đồng.

Ông Nguyễn Hoàng Thái - Phó Ban công nghiệp VRG - nhận xét: “Ưu điểm của việc sử dụng thanh củi trấu là sản phẩm phụ của nông nghiệp, nên rất dồi dào và rẻ tiền; dễ kiểm soát quá trình đốt và dễ định lượng cho từng lò đốt nên nhiệt độ sẽ ổn định hơn, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm RSS. Hạn chế là khi bắt đầu đốt phải mồi bằng lửa củi”.

thay-nhien-lieu-dot-bang-cui-trau

Cao su sau khi được cán mỏng để loại bỏ serum phải đạt độ dày 2-3 mm và được hong khô 24 giờ trước khi được đưa vào lò sấy. Lò sấy có công suất 2-2,3 tấn sản phẩm cho một mẻ; với thời gian sấy từ 70-72 giờ. Sử dụng 0,2 m3 củi lúc đầu để mồi củi trấu và 0,2 - 0,3 m3 củi trong quá trình đốt để tạo than. Sử dụng 2 loại củi trấu viên (trấu xay trước khi ép viên, tỉ trọng viên trấu 3,4g/cm3 và trấu không xay, tỉ trọng viên trấu 2,75g/cm3).

Kết quả: sau khi sấy 44 - 48 giờ sẽ đạt nhiệt độ sấy cao nhất là 75 – 78OC. Thời gian sấy cho 1 lò từ 69 - 70 giờ (gần 3 ngày). Hệ số đốt lò trung bình của nguyên liệu củi trấu là 152,8 kg/tấn thành phẩm. Định mức củi tiêu hao cho mỗi tấn thành phẩm  là 1,5 m3 củi đốt (tương đương chi phí khoảng 450.000 đ/tấn thành phẩm). Trong khi sử dụng chất đốt chính là củi trấu có giá 1.500 đồng/kg, giúp giảm chi phí chất đốt từ 23-30%. Bình quân tiết kiệm được 100.000 đồng tiền chất đốt/tấn sản phẩm. Các chỉ tiêu chất lượng đạt ở mức cao, đáp ứng với tiêu chuẩn cơ sở TCCS 105:2009 và tương đương với cao su SVR3.

thay-nhien-lieu-dot-bang-cui-trau

Sử dụng thanh nhiên liệu củi trấu có thể thay thế cho than đá, than củi, dầu DO, FO dùng để đốt lò hơi công nghiệp. Việc thay nhiên liệu đốt bằng trấu rất tiện lợi vì có thể sử dụng ngay loại lò đốt mà không cần thay đổi thiết kế ban đầu. Mặc dù nhiệt lượng của gas, dầu DO, dầu FO cao hơn than và củi trấu 3 lần nhưng giá thành của gas, DO, FO cao gấp 15-20 lần nên hiệu quả thấp. Sử dụng trấu viên để tạo gas hỗn hợp thay thế cho gas Butan thì hiệu quả kinh tế sẽ rất cao, hứa hẹn đem lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp và quan trọng hơn giải quyết được vấn đề củi đốt ngày càng khan hiếm, đồng thời góp phần bảo vệ nạn chặt phá rừng tự nhiên.
Các nhiên liệu làm chất đốt như dầu, than đá, gas…ngày càng lên giá, khiến mặt hàng mới là củi trấu trở nên đắt hàng, vừa với túi tiền của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc sản xuất củi trấu vừa làm tăng giá trị phế phẩm xay xát lúa gạo, mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Để giải quyết khối lượng trấu khổng lồ này, một số được đốt để bón cho cây trồng, một số ít khác dùng trong việc đun nấu của các gia đình, lượng lớn trấu còn lại được các nhà máy xay xát thải ra môi trường, kênh rạch hoặc đốt bỏ theo phương pháp thủ công đã gây ô nhiễm môi trường sống dưới hình thức khói thải, bụi hoặc rác...

cui-trau-nguon-tai-nguyen-moi

Theo mô hình sản xuất trước đây, mỗi cơ sở xay xát lúa gạo ngoài diện tích xây dựng nhà xưởng cần phải dành thêm một khoảng đất trống rộng hơn để chứa trấu. Cùng với đó, chủ cơ sở phải có kế hoạch giải phóng trấu (bán, đốt hoặc thải ra các hệ thống kênh mương…) để đảm bảo đủ mặt bằng chứa lượng trấu được thải ra kế tiếp. Giải pháp sản xuất củi trấu đã giải quyết được nhiều vấn đề cùng một lúc, trước hết là mặt bằng và ô nhiễm, đồng thời tăng thêm thu nhập và tạo việc làm mới cho lao động địa phương.

Với xu thế phát triển của xã hội hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên có hạn (than đá, dầu DO; FO, …), tiết kiệm chi phí sản xuất để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Do vậy, sử dụng nhiên liệu tái tạo để thay thế có nhu cầu bức thiết hiện nay. Năng lượng sinh khối từ nông nghiệp, đặc biệt từ vỏ trấu được xem là nguồn năng lượng mới giàu tiềm năng ở nước ta.

cui-trau-nguon-tai-nguyen-moi

Theo những nghiên cứu về củi trấu cho thấy, về mặt kinh tế, sử dụng củi trấu giá rẻ hơn rất nhiều so với các loại chất đốt khác từ than, củi hoặc ga, giá củi trấu chỉ trên dưới 2.000 đồng/kg. Hiện nay, sản phẩm củi trấu phần lớn được sử dụng để đốt lò hơi công nghiệp phục vụ cho các lò sấy, nhuộm vải, giấy, may mặc, chế biến thuỷ sản và nông sản...công nhân tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất... chỉ mất một ít thời gian đưa củi vào lò nhưng bù lại đảm bảo về sức khỏe. 

Hơn nữa, nếu sử dụng than đá để đốt với giá trung bình khoảng 4.000 đồng một kg, nhiệt lượng 1 kg than sẽ tương đương với khoảng 1,5 kg củi trấu (khoảng 2000 đồng). Như vậy, nếu dùng củi trấu, các cơ sở sản xuất có thể tiết kiệm hơn 50% chi phí. Mỗi cơ sở sản xuất trung bình dùng 2 tấn than đá mỗi ngày, nếu chuyển sang dùng củi trấu sẽ tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng/năm.

cui-trau-nguon-tai-nguyen-moi

Quy trình sản xuất củi trấu: Trấu sau khi xay xát (trấu nguyên liệu) thường có độ ẩm 11% được đưa (đổ) vào phễu của máy (như phễu máy xay xát gạo) thẳng vào hệ thống cấp liệu. Máy ép hoạt động nhờ một động cơ điện công suất 11KW, trục vít quay trong khuôn ép với tốc độ 200 đến 400 vòng/phút nhờ bộ truyền đai. Xung quang khuôn ép được gia nhiệt bằng 3 vòng điện trở có công suất 6 đến 8KW. 

Mục đích của việc gia nhiệt này nhằm làm mềm nguyên liệu-giảm ma sát và lực ép, đồng thời làm chảy Ligin. Do trong bản thân phế phảm nông nghiệp này đã có chứa sẵn chất kết dính (gọi là Ligin) nên khi ép, tác dụng của nhiệt ma sát và nhiệt từ khuôn ép đã giúp tạo nên chất kết dính chắc chắn. Do vậy, củi trấu này còn chắc hơn cả gỗ củi dùng thông thường khác.

cui-trau-nguon-tai-nguyen-moi

Như vậy củi trấu là sản phẩm vừa giảm thiểu được lượng chất thải ra môi trường, vừa đảm bảo tỉ lệ ô nhiễm khi sử dụng là không đáng kể, không những vậy tàn tro của củi trấu sau khi đốt có chứa trên 80% là silic oxyt, hiện nay có thể tận dụng cho rất nhiều lĩnh vực (về mặt này nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch và gốm đã bán lại cho nông dân tàn tro sử dụng trong việc cải tạo đất) như vậy xét về mặt môi trường củi trấu hoàn toàn là sản phẩm tiện ích cho môi trường trong sạch.

Ngoài ra, sử dụng củi trấu cũng là yếu tố tích cực trong việc thể hiện trách nhiệm về môi trường cho các khách hàng khó tính, đồng thời góp phàn tuyên truyền cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, hướng đến xây dựng môi trường xanh, sạch và bền vững.
Với lượng vỏ trấu chiếm 20% hạt lúa, hàng năm chỉ riêng đồng bằng sông Cửu Long cho ra gần 4 triệu tấn trấu trong quá trình xay xát lúa. Một phần lượng trấu này dùng làm chất đốt, phân bón trong khi phần lớn bị đổ đi làm môi trường ô nhiễm. Gần đây trấu được dùng sản xuất thành than củi trấu quy mô lớn làm chất đốt công nghiệp hiệu quả đồng thời tạo ra nguồn than củi trấu xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.

Sản xuất hiệu quả với than củi trấu

Trung bình 1,05kg vỏ trấu sẽ cho ra thành phẩm 1kg than củi trấu hình dạng ống màu nâu. Là một nguồn năng lượng tái sinh, sản phẩm củi trấu có chi phí thấp và thay thế tốt củi, diesel, than đá, dầu FO… Không những thế, than củi trấu cháy triệt để nên làm giảm chi phí xử lý xỉ than và ô nhiễm môi trường.


Than củi trấu là chất đốt “lành” và không có lưu huỳnh nên được ghi nhận giúp tăng tuổi thọ của thiết bị trong dây chuyền máy móc. Nhiều xưởng chế biến và nhà máy từng sử dụng các chất đốt gây ô nhiễm, nay nhận ra lợi ích của than củi trấu, đã chuyển dần sang sử dụng nhiên liệu này.

Nhiệt lượng từ than củi trấu có thể dùng cho nhiều loại hình sản xuất truyền thống và công nghiệp, chạy lò hơi nước, phát điện… Tính toán cho thấy tùy theo công nghệ, 1 kg than củi trấu có thể tạo ra hơn 4000 Kcal và 0,125kW giờ điện. Từ chế biến nông sản, thủy sản, cho đến sản xuất thức ăn chăn nuôi, hoặc làm thực phẩm hàng ngày, than củi trấu đều có thể đáp ứng tốt về năng lượng.



Khi cháy than củi trấu không tạo nhiều khói và mùi tỏa ra khá dễ chịu. Bên cạnh đó với thành phần đa số là chất sơ, củi trấu thanh duy trì sự cháy lâu hơn so với các nhiên liệu đốt khác như củi, than đá… Với giá trên dưới 1.000 đồng/kg, than củi trấu tiết kiệm cho nhà sản xuất từ 30-50% so với các chất đốt truyền thống khác.

Hiện nay than củi trấu bán rất chạy, không chỉ sử dụng trong nước mà còn phục vụ cho nhu cầu than củi trấu xuất khẩu. Một số nhà máy cui trau sản xuất cả ngày lẫn đêm mà không kịp đáp ứng khách hàng khắp nơi.
Hiên nay, khi nhiên liệu đầu vào của các cơ sở sản xuất như xăng, dầu, gas, than… liên tục tăng giá gây khó khăn cho doanh nghiệp và cơ sở sản xuất thì nhu cầu bức thiết là tìm ra được loại nhiên nhiệu thay thế với chi phí thấp hơn nhưng vẫn phải đảm năng suất và chất lượng cho quy trình sản xuất.

mua-cui-trau-o-dau-tot-nhat

Củi trấu là nhiên liệu thay thế tốt nhất về mặt kinh tế và môi trường, đặc biệt đối với những nơi cần nguồn nhiên liệu lớn.

Củi trấu là gì?

Sản phẩm củi trấu được ép 100% từ vỏ trấu bằng máy ép chuyên dụng, qua công nghệ chế biến, nâng nhiệt tạo sự kết dính cho ra đời dòng sản phẩm củi trấu.

mua-cui-trau-o-dau-tot-nhat

Củi trấu có ưu điểm gì?

1. Giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do hàm lượng các khí thải có trong môi trường cao bao gồm: CO2, CH4, CFC, SO2,… Hàm lượng SO2 và CO2 trong Củi Trấu < 0,02% do vậy giảm thiểu đáng kể lượng khí thải ra môi trường.

2. Chi phí thấp hơn so với nhiên liệu truyền thống

So với chi phí đốt lò hơi để vận hành máy móc bằng những nhiên liệu truyền thống như: Than đá, dầu mỏ thì khi đốt bằng củi trấu có thể tiết kiệm được khoảng 20 đến 30%.

3. Nguồn cung dồi dào và liên tục

mua-cui-trau-o-dau-tot-nhat

Nước ta là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất nhì trên thế giới. Hàng năm lượng vỏ trấu từ các nhà máy xay xát thải ra môi trường là rất lớn và liên tục qua các năm cho nên tận dụng được nguồn cung cấp dồi dào và liên tục này thì đây là một nguồn tài nguyên của Quốc Gia.

4. Thân Thiện với môi trường

Là một loại sản phẩm mới và độc đáo trên thị trường, gắn liền với mỗi câu hát và lời ru. Một dạng năng lượng xanh cho cuộc sống bền vững của chúng ta.

5. Khi đốt cháy hiệu quả cao và triệt để

Khi cháy củi trấu đạt khoảng 3900-4200Kcal/kg, tro củi trấu cháy và giữ nhiệt trong thời gian dài.

6. Dễ vận chuyển và Lưu trữ

mua-cui-trau-o-dau-tot-nhat

Thể tích của củi trấu đạt khoảng 1300kg – 1350kg/1M3 chiếm bằng 15% so với trấu thô ban đầu chưa thành củi, như vậy vận chuyển cũng như lưu trữ là rất gọn gàng so với Trấu nguyên liệu. Sau khi thành thanh củi nó rất chắc chúng ta có thể xếp cao hoặc chồng đống lên nhau rất tốt.

7. Giảm chi phí xử lý khí thải ra môi trường cho các nhà máy

Đối với những nhiên liệu truyền thống thì khí thải ra môi trường rất nhiều, các nhà máy xí nghiệp gần các khu dân cư thành thị họ phải lắp đặt các dụng cụ xử lý trước khi thải ra môi trường nên chi phí cho sản xuất là cao. Khi đốt cháy Củi Trấu giá rẻ chúng ta ngửi thấy thoang thoảng hương thơm của mùi lúa mới đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường vì hàm lượng các chất gây độc hại là rất ít nên chi phí xử lý khí thải là không cao.

8. Tăng tuổi thọ thiết bị lò hơi

Lưu huỳnh tồn tại trong nhiên liệu đốt lò dưới nhiều dạng khác nhau, thông thường là dưới dạng các hợp chất sulfua, disulfua hay dưới dạng di vòng. Khi bị đốt cháy lưu huỳnh sẽ chuyển thành SO2, khí này cùng với khói thải sẽ được thoát ra ngoài, trong thời gian này chúng có thể tiếp xác với oxy để chuyển một phần thành khí SO3. 

mua-cui-trau-o-dau-tot-nhat

Khi nhiệt độ của dòng khí thải xuống thấp thì các khí này sẽ kết hợp với hơi nước để tạo thành các axit tương ướng, đó chính là các axit vô cơ có độ ăn mòn các kim loại rất lớn. Thực tế thì các axit sulfuaric sẽ gây ăn mòn ở nhiệt độ thấp hơn 100 ÷ 150oC, còn axit sulfuarơ chỉ gây ăn mòn ở nhiệt độ thấp hơn 40 ÷ 50oC. Do vậy hàm lượng lưu huỳnh càng ít thì tuổi sự ăn mòn sẽ chậm và tuổi thọ lò hơi sẽ cao.

9. Tro của củi trấu sau khi đốt được dung cải tạo đất rất tốt

Sau khi Củi Trấu cháy hết để lại phần tro chộn Tro Trấu với một số loại phân bón khác giúp cải tạo đất và là một hỗn hợp rất tốt cho cây trồng

10. Xử lý ô nhiễm môi trường

Hàng năm có hàng triệu tấn trấu thải ra môi trường biến môi trường của chúng ta ô nhiễm đặc biệt trên các dòng sông vùng đồng bằng sông cửu long. Nhờ có các nhà máy sản xuất củi trấu mà hàng năm lượng trấu thải ra môi trường giảm một cách đáng kể và còn đem lại một nguồn thu lớn cho người sản xuất.

mua-cui-trau-o-dau-tot-nhat

Củi trấu không chỉ ứng dụng tốt cho các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất lớn mà còn cho các quán ăn, nhà hàng và hộ gia đình. Đây là nguồn nhiên liệu thay thế cho gas và củi thông thường vì giá thành gas và củi thông thường đắt hơn mà thậm chí dùng gas thì nguy cơ xảy ra nguy hiểm vẫn luôn thường trực.

Việc sản xuất ra củi trấu cũng giải quyết được nhu cầu bức thiết cho các doanh nghiệp xay xát gạo là lượng trấu tạo ra không biết bỏ đi đâu và tạo được nguồn nhiên liệu thay thế tiết kiệm chi phí cho xã hội, giảm thiệu ô nhiễm môi trường.

Mua củi trấu tốt nhất ở đâu?

Với sản phẩm củi trấu bén lửa nhất, giảm thiểu tối đã lượng khói tạo ra và mùi hương dễ chịu.

Hiện tại chúng tôi đủ khả năng đáp ứng không giới hạn nhu cầu của mọi khác hàng với giá thành tiết kiệm nhất. Càng mua nhiều giá càng rẻ. Ưu đãi đặc biệt với khách hàng truyền thống.

Hãy để chúng tôi góp phần tạo nên thành công cho bạn!
Là vựa lúa lớn nhất cả nước, nạn trấu thừa gây ô nhiễm môi trường làm đau đầu các nhà quản lý môi trường Đồng bằng sông Cửu Long bao nhiêu năm. Nay, nhờ việc nghiên cứu sản xuất thành công củi trấu việc phải thuê ghe đi đổ trấu và ô nhiễm môi trường đã giảm đi được đáng kể mà lại tạo thêm thu nhập cho người nông dân.

Lượng trấu thải ra sau khi xay chiếm khoảng 20% tổng trọng lượng, tính như vậy thì mỗi năm khu vực Đồng bằng sông Cửu long mỗi năm thải ra từ 3-4 triệu tấn trấu. Nguồn trấu này do không được sử dụng hết nên người dân đem đi đốt hoặc đổ xuống sông nên gây ô nhiễm môi trường nặng.

Giúp giảm bớt 50% chi phí

Ông Nguyễn Văn Chiều, một người sản xuất củi trấu tại Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết, chi phí đầu tư máy móc để một hộ dân có thể tự sản xuất củi trấu chỉ khoảng 20 triệu đồng, công suất khoảng hai tấn củi mỗi ngày. Hiện nay, trấu tại một số nơi tại Tiền Giang bán với giá chỉ 50 – 200 đồng một kg. Nếu đi xa hơn về Hậu Giang, Vĩnh Long… có gom trấu miễn phí, vì người dân ở những vùng này vẫn phải trả tiền thuê ghe chở dổ xuống sông. Trong khi củi trấu sản xuất ra bán trong nước với giá 800 – 1.000 đồng một kg, còn xuất khẩu khoảng 1.700 đồng.

Ban đầu, nhiều người không nghĩ rằng trấu có thể sản xuất thành củi. Đến khi sản xuất thành công, họ lại cho rằng củi trấu khó có thể cạnh tranh với các chất liệu đốt như dầu, gas, than… Thế nhưng, thực tế đã kiểm chứng củi trấu nhanh chóng giảm áp lực về sử dụng các chất đốt tại nhiều ngành nghề như sản xuất thức ăn chăn nuôi, gốm…

Thay than bằng giá củi trấu, công nhân tại các doanh nghiệp chỉ mất thêm ít thời gian đưa củi vào lò nhưng bù lại đảm bảo về sức khỏe. Hơn nữa, nếu sử dụng than đá để đốt với giá trung bình khoảng 4.000 đồng một kg, nhiệt lượng 1 kg than sẽ tương đương với khoảng 1,5 kg củi trấu (khoảng 1.400 đồng). Như vậy, nếu dùng củi trấu, các cơ sở sản xuất có thể tiết kiệm hơn 50% chi phí. Mỗi doanh nghiệp trung bình dùng 20 tấn than mỗi ngày, nếu chuyển sang dùng củi trấu sẽ tiết kiệm được ít nhất một tỷ đồng.

Sản xuất củi trấu không kịp bán


Gần đây, củi trấu còn tìm được đường xuất ngoại. Điển hình là Công ty TNHH Mai Hân (thành phố Cần Thơ) đã xuất 20 tấn củi trấu sang Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản. Riêng thị trường Hàn Quốc, dự kiến mỗi tháng sản lượng trấu viên xuất khẩu sẽ tăng lên 10.000 tấn và 20.000 tấn trấu thanh. Đồng thời công ty đang hoàn thành thủ tục cuối cùng để xuất 18 tấn củi trấu đầu tiên sang thị trường Mỹ.

cui-trau-va-con-duong-xuat-ngoai-rong-mo


Củi trấu xuất khẩu


Sở dĩ doanh nghiệp nước ngoài nhập củi trấu ngày một nhiều vì từ trước đến nay ngoài than đá thì đa phần sử dụng các loại củi ép từ mùn cưa từ gỗ với giá khá cao (khoảng 200 USD một tấn), nhiệt lượng lại không cao hơn củi trấu nhiều. Bởi thế, khi doanh nghiệp Việt Nam chào giá chỉ có 105 USD một tấn, củi trấu trở nên “sốt” với các nhà nhập khẩu.

Tại Tiền Giang, Công ty Hoàng Huynh còn chuyển hướng sản xuất than củi trấu (ba tấn củi cho một tấn than thành phẩm). Than trấu của công ty này đã được hệ thống Metro kiểm định và mua với giá 5.000 đồng một kg để bán tại hệ thống và xuất khẩu sang một số nước như Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan…

Ông Hoàng Huynh, Giám đốc Công ty Hoàng Huynh, cho biết: “Mỗi tháng công ty bán cho Metro 6.000 tấn củi, lời khoảng 30 triệu đồng. Tính chung cả củi và than mỗi tháng lời khoảng 100 triệu đồng”.
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất hay chế biến các mặt hàng sử dụng công nghệ lò hơi có xu hướng chuyển sang sử dụng củi trấu để thay thế cho than đá hay các chất liệu khác ngày càng nhiều. Ngay cả những lò gốm phía Bắc cũng đã bắt đầu mua củi trấu từ Đồng bằng Sông Cửu Long để nung gốm.

Đại diện của Công ty Mai Hân nói: “Chưa tính đến xuất khẩu, riêng thị trường trong nước, công ty cung cấp khoảng 300 – 400 tấn một tháng. Hiện đơn đặt hàng lên tới vài nghìn tấn nên công ty phải nhờ người làm dân gia công cho công ty để kịp thời gian cung cấp hàng. Nếu hộ nông dân nào muốn làm củi trấu, công ty sẵn sàng chuyển giao công nghệ, hướng dẫn quy trình sản xuất”.

Trấu được đưa vào hệ thống máy ép ở 300 độ C sẽ tự tiết ra chất lignin (một chất có sẵn trong thực vật) giúp gắn kết trấu. Một số cơ sở sản xuất hiện nay còn làm thêm vỏ đệm bằng tre, vừa tăng khả năng thẩm mỹ cho cây củi vừa giúp dễ cháy, tăng khả năng ra nhiệt.
Củi trấu là 1 dạng năng lượng tái sinh, chi phí thấp và thay thế được than đá trong các lò hơi, dùng củi trấu giá rẻ sẽ giảm chi phí xử lý môi trường và tăng tuổi thọ của thiết bị lò hơi.

gioi-thieu-san-pham-cui-trau

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước, nên trấu là một thứ chất thải mà các nhà máy xay xát đau đầu tìm cách giải quyết. Đã có lúc họ thẳng tay cho trấu xuống sông, rạch. Trấu trôi lềnh bềnh đi khắp nơi, chìm xuống đáy sông, rạch, gây ô nhiễm nguồn nước. Công dụng trấu có được chỉ duy nhất là dùng làm chất đốt.

Để sử dụng loại chất đốt “cồng kềnh” này, một số hộ gia đình trong khu vực phải vận chuyển nhiều lần và nhà phải rộng mới có điều kiện chứa chúng. Việc đó chỉ diễn ra ở vùng nông thôn còn ở thành thị thì trấu hiếm khi được dùng vào việc nấu nướng.

gioi-thieu-san-pham-cui-trau

Từ chỗ mất tiền thuê ghe đổ đi sau mỗi mùa lúa, việc sản xuất và xuất khẩu củi trấu thành công ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở nên đầy tiện ích khi vừa cải thiện vấn nạn ô nhiễm môi trường, vừa đem lại thu nhập tạo công ăn việc làm cho người dân.

Lâu nay, nói đến nguồn nhiên liệu dùng trong công nghiệp, mọi người thường nghĩ đến dầu, than đá. Nhưng khi nghiên cứu sản xuất và sử dụng thì củi trấu nhanh chóng được người tiêu dùng và các doanh nghiệp đón nhận nhanh chóng và bền vững.

Nhưng để củi trấu cháy tốt, cần phải có lò nung phù hợp. Vì vậy, khi chuyển từ lò đốt củi, than đá,.. thì lò hơi cần phải cải tạo lại đôi chút để phù hợp và đạt hiệu quả cao. Thời gian cải tạo trong vòng 1 tuần là lò hơi có hoạt động lại bình thường.

gioi-thieu-san-pham-cui-trau

Thay than bằng củi trấu, công nhân tại các doanh nghiệp chỉ mất thêm ít thời gian đưa củi vào lò nhưng bù lại đảm bảo về sức khỏe. Hơn nữa, nếu sử dụng than đá để đốt với giá trung bình khoảng 4.000 đồng một kg, nhiệt lượng 1 kg than sẽ tương đương với khoảng 1,5 kg củi trấu (khoảng 1.500 đồng). Như vậy, nếu dùng củi trấu, các cơ sở sản xuất có thể tiết kiệm hơn 50% chi phí. Mỗi doanh nghiệp trung bình dùng 20 tấn than mỗi ngày, nếu chuyển sang dùng củi trấu sẽ tiết kiệm được ít nhất một tỷ đồng/năm.

Với xu thế phát triển của xã hội hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên có hạn (than đá, dầu DO; FO, …), tiết kiệm chi phí sản xuất để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất.

Chính vì thế, việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ phế phẩm nông nghiệp như trấu, mùn cưa,… để làm nhiên liệu vận hành nồi hơi trong công nghiệp là một giải pháp tối ưu.

gioi-thieu-san-pham-cui-trau

Quy trình sản xuất củi trấu được tiến hành như sau: Trấu nguyên liệu đưa vào máy ép, bộ phận sấy tự động của máy sẽ làm giảm độ ẩm xuống còn dưới 12%, sau đó ép thành thanh củi cứng, dạng ống dài từ 10->40 cm, đường kính từ 40-> 80 cm. Cứ 1,05 kg trấu, sẽ cho ra 1 kg củi trấuthành phẩm. Năng suất của loại máy ép mỗi máy ép có thể đạt được 150 - 200 kg/giờ. 

Do trong bản thân phế phẩm nông nghiệp này đã có chứa sẵn chất kết dính (gọi là lignin) nên khi ép, tác dụng của nhiệt ma sát và nhiệt từ khuôn ép đã giúp tạo nên một chất kết dính chắc chắn. Do vậy, củi trấu này còn chắc hơn cả gỗ củi dùng thông thường khác.

Thông số kỹ thuật củi trấu:

- Đường kính củi : 50 ~ 80 mm
- Chiều dài củi: 100 ~ 300 mm
- Độ ẩm toàn phần : <10%
- Hàm lượng tro : 12,8 %
- Giá trị năng lượng : 3800- 4200 kcal/kg
- Tỷ trọng : 1350 ~ 1400 kg/m3
- Đóng gói : 40 ~ 50 kg/ Bao PP
Củi trấu được làm từ nhiên liệu trấu có độ ẩm nhỏ hơn 15%,nếu độ ẩm của nguyên liệu cao hơn 15% thì trong quá trình ép, gia nhiệt, hơi ẩm thoát ra nhiều làm cho áp suất buồng nén tăng lên dẫn đến việc trấu bị phụt ra từ phiểu cấp liệu.


quy-trinh-san-xuat-cui-trau

Trấu được cấp từ phiểu đi vào buồng nén trấu thông qua trục vít, trấu sẽ được trục vít nghiền và được nén lại do các bước vít nhỏ dần. Khi ra khỏi vít nén thì củi trấu được giữa lại thêm 100-150 mm thì mới ra khỏi nồng ép.bên ngoài nồng ép củi có điện trở gia nhiệt ( nhiệt độ từ 180 đến 300 độ ), mục đích của việc gia nhiệt là làm lớp trấu bên ngoài tiết ra hắc ín ( còn gọi là linin ), trong điều kiện như thế trấu rất dễ kết dính lại với nhau.

Thanh củi trấu có lỗ ở giữa để thoát hơi ẩm khi gia nhiệt. Trong quá trình nén trấu vì một nguyên nhân nào đó bị bít lỗ thoát hơi ẩm thì thanh củi trấu ở đầu nồng sẽ bay ra kèm theo tiếng nổ, vận tốc của thanh củi bay ra là rất lớn và rất nguy hiểm cho con người. Đó là nguyên nhân vì sao các máy ép củi trấu điều quay đầu vào tường nơi mà không có con người đi lại.

quy-trinh-san-xuat-cui-trau

Trục vít nén: Trục vít nén phải được bảo trì thường xuyên, do trấu có hàm lượng silic cao nên cánh vít rất mau mòn.bảo trì bằng cách dùng que hàn chuyên dùng đắp lại. Đối với máy ép trấu có nồng ép dài thì sau khi đắp cánh vít xong là có thể đưa vào chay được, nhưng năng suất lúc đấy giảm đi một phần tư, sau một giờ đồng hồ thì chỉnh lại thì máy đạt 100% sản lượng. Đối với máy ép củi trấu có nồng ngắn thì các cánh vít khi đắp xong phải được mài lại cho nhẳn trước khi đưa vào chạy máy.

Vấn đề xử lý khói từ nhà máy ép củi trấu: 

Khói thoát ra từ nhà máy ép củi chủ yếu là hơi nước có lẩn một ít khí CO. Cách xử lý là dùng quạt hút khói vào bộ phận xử lý khói, mà chủ yếu là phun hơi nước cho hơi nước trong khói ngưng tụ, nước thải ra từ bộ xử lý nước có màu vàng nhạt, thường thì được thải ra sôngmà không xử lý ( một lượng nước nhỏ so với sông lớn nên không thấy hiện tượng gì ).

quy-trinh-san-xuat-cui-trau

Nhưng phương pháp này lượng khói vẩn chưa xử lý triệt để, khu vực làm việc vẫn thấy khói bay và hơi khó thở. Phương pháp thu khói bằng giếng trời dửa trên nguyên lý sự chênh áp khí trới theo độ cao.khu vực sản xuất được lắp giếng trới ngang 1.5 mét, chiều dài phụ thuộc vào số máy.chiều cao của giếng trời từ 9 đến 15 mét. Do diện tích ống khói rất lớn nên khi khói bay ra được chia ra nhiều mảng nhỏ nên có thể tạm chấp nhận được.

Phương pháp bẻ củi trấu

Năng suất của máy ép và chất lượng củi tỷ lệ nghịch với nhau. Do các nhà máy chạy cui trau thường khoáng theo sản lượng nên việc kiểm soát chất lượng ( độ nén ) là điều cần thiết.

quy-trinh-san-xuat-cui-trau

Quy trình sản xuất củi trấu đập như sau : sau khi củi trấu được ép có đường kính 85mm chiều dài 350mm ,sau đó mới bỏ vào máy đập, đập thành từng mảnh nhỏ củi trấu đập có chất lượng tốt khi độ vụn có tỷ lệ thấp nhất.