Latest Posts
Củi trấu là 1 dạng năng lượng tái sinh, chi phí thấp và thay thế được than đá trong các lò hơi, dùng củi trấu giá rẻ sẽ giảm chi phí xử lý môi trường và tăng tuổi thọ của thiết bị lò hơi.

gioi-thieu-san-pham-cui-trau

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước, nên trấu là một thứ chất thải mà các nhà máy xay xát đau đầu tìm cách giải quyết. Đã có lúc họ thẳng tay cho trấu xuống sông, rạch. Trấu trôi lềnh bềnh đi khắp nơi, chìm xuống đáy sông, rạch, gây ô nhiễm nguồn nước. Công dụng trấu có được chỉ duy nhất là dùng làm chất đốt.

Để sử dụng loại chất đốt “cồng kềnh” này, một số hộ gia đình trong khu vực phải vận chuyển nhiều lần và nhà phải rộng mới có điều kiện chứa chúng. Việc đó chỉ diễn ra ở vùng nông thôn còn ở thành thị thì trấu hiếm khi được dùng vào việc nấu nướng.

gioi-thieu-san-pham-cui-trau

Từ chỗ mất tiền thuê ghe đổ đi sau mỗi mùa lúa, việc sản xuất và xuất khẩu củi trấu thành công ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở nên đầy tiện ích khi vừa cải thiện vấn nạn ô nhiễm môi trường, vừa đem lại thu nhập tạo công ăn việc làm cho người dân.

Lâu nay, nói đến nguồn nhiên liệu dùng trong công nghiệp, mọi người thường nghĩ đến dầu, than đá. Nhưng khi nghiên cứu sản xuất và sử dụng thì củi trấu nhanh chóng được người tiêu dùng và các doanh nghiệp đón nhận nhanh chóng và bền vững.

Nhưng để củi trấu cháy tốt, cần phải có lò nung phù hợp. Vì vậy, khi chuyển từ lò đốt củi, than đá,.. thì lò hơi cần phải cải tạo lại đôi chút để phù hợp và đạt hiệu quả cao. Thời gian cải tạo trong vòng 1 tuần là lò hơi có hoạt động lại bình thường.

gioi-thieu-san-pham-cui-trau

Thay than bằng củi trấu, công nhân tại các doanh nghiệp chỉ mất thêm ít thời gian đưa củi vào lò nhưng bù lại đảm bảo về sức khỏe. Hơn nữa, nếu sử dụng than đá để đốt với giá trung bình khoảng 4.000 đồng một kg, nhiệt lượng 1 kg than sẽ tương đương với khoảng 1,5 kg củi trấu (khoảng 1.500 đồng). Như vậy, nếu dùng củi trấu, các cơ sở sản xuất có thể tiết kiệm hơn 50% chi phí. Mỗi doanh nghiệp trung bình dùng 20 tấn than mỗi ngày, nếu chuyển sang dùng củi trấu sẽ tiết kiệm được ít nhất một tỷ đồng/năm.

Với xu thế phát triển của xã hội hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên có hạn (than đá, dầu DO; FO, …), tiết kiệm chi phí sản xuất để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất.

Chính vì thế, việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ phế phẩm nông nghiệp như trấu, mùn cưa,… để làm nhiên liệu vận hành nồi hơi trong công nghiệp là một giải pháp tối ưu.

gioi-thieu-san-pham-cui-trau

Quy trình sản xuất củi trấu được tiến hành như sau: Trấu nguyên liệu đưa vào máy ép, bộ phận sấy tự động của máy sẽ làm giảm độ ẩm xuống còn dưới 12%, sau đó ép thành thanh củi cứng, dạng ống dài từ 10->40 cm, đường kính từ 40-> 80 cm. Cứ 1,05 kg trấu, sẽ cho ra 1 kg củi trấuthành phẩm. Năng suất của loại máy ép mỗi máy ép có thể đạt được 150 - 200 kg/giờ. 

Do trong bản thân phế phẩm nông nghiệp này đã có chứa sẵn chất kết dính (gọi là lignin) nên khi ép, tác dụng của nhiệt ma sát và nhiệt từ khuôn ép đã giúp tạo nên một chất kết dính chắc chắn. Do vậy, củi trấu này còn chắc hơn cả gỗ củi dùng thông thường khác.

Thông số kỹ thuật củi trấu:

- Đường kính củi : 50 ~ 80 mm
- Chiều dài củi: 100 ~ 300 mm
- Độ ẩm toàn phần : <10%
- Hàm lượng tro : 12,8 %
- Giá trị năng lượng : 3800- 4200 kcal/kg
- Tỷ trọng : 1350 ~ 1400 kg/m3
- Đóng gói : 40 ~ 50 kg/ Bao PP