Latest Posts
Cũng như bao nhiêu tỉnh Miền tây Nam bộ khác, Hậu Giang là một tỉnh thiên về nông nghiệp, do vậy nạn trấu ứ đọng tại các nhà máy xay xát đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.


Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Đa dạng sinh học Hòa An (xã Hòa An, Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã nghiên cứu và sản xuất thành công củi trấu góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên. Củi trấu được làm ra bởi một chiếc máy ép chạy bằng điện ba pha. Trấu đổ vào phễu hứng phía trên, máy sẽ ép và đùn ra phía dưới những thanh củi tròn dài đến 1 mét.

Thanh củi có đường kính 7,5 cm, hình vành khuyên với lỗ tròn ở giữa để dễ cháy. Khoảng 20 cm củi trấu nặng 1 kg và với 1 kg có thể nấu được bữa ăn cho 4 người. Công suất của máy 70-80 kg củi trấu/giờ và điện tiêu thụ 6-7 KW/h. 1,05 kg trấu làm ra 1 kg củi trấu.

hau-giang-san-xuat-thanh-cong-cui-trau

Sử dụng củi trấu như những loại củi thông thường khác, củi trấu cũng sử dụng được với nhiều loại bế, lò. Khi đun nấu, cũng có thể chặt ra thành nhiều khúc hoặc chẻ nhỏ. Ưu điểm của củi trấu là rất dễ cháy, ít khói và toả mùi thơm… mùi đượm hơn đốt trấu.

Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Đa dạng sinh học Hòa An của trường Đại học Cần thơ, ra đời ngày 8/8/2008 và mới sản xuất củi trấu nhưng đã có nhiều người tìm mua. Chủ yếu là chủ các lò sấy nông sản thực phẩm. Một chủ lò sấy bột ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ đã mua 5-6 tấn/ngày.

hau-giang-san-xuat-thanh-cong-cui-trau

Giá bán củi trấu hiện còn cao, 1.000 đ/kg, trong đó giá thành vận chuyển 1 kg trấu từ nhà máy xay xát lúa về Trung tâm đã mất 200 đồng. Các kỹ sư của Trung tâm giải thích, giá thành sẽ hạ nhiều nếu sản xuất số lượng lớn.

Đặc biệt, mục tiêu của việc nghiên cứu là chuyển giao cho các nhà máy xay xát lúa hiện đang đau đầu với những đống trấu cao như núi, nếu thực hiện được thì sản phẩm củi trấu sẽ đủ sức cạnh tranh với các chất đốt khác.
Là vựa lúa lớn nhất cả nước, nạn trấu thừa gây ô nhiễm môi trường làm đau đầu các nhà quản lý môi trường Đồng bằng sông Cửu Long bao nhiêu năm. Nay, nhờ việc nghiên cứu sản xuất thành công củi trấu việc phải thuê ghe đi đổ trấu và ô nhiễm môi trường đã giảm đi được đáng kể mà lại tạo thêm thu nhập cho người nông dân.

Lượng trấu thải ra sau khi xay chiếm khoảng 20% tổng trọng lượng, tính như vậy thì mỗi năm khu vực Đồng bằng sông Cửu long mỗi năm thải ra từ 3-4 triệu tấn trấu. Nguồn trấu này do không được sử dụng hết nên người dân đem đi đốt hoặc đổ xuống sông nên gây ô nhiễm môi trường nặng.

Giúp giảm bớt 50% chi phí

Ông Nguyễn Văn Chiều, một người sản xuất củi trấu tại Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết, chi phí đầu tư máy móc để một hộ dân có thể tự sản xuất củi trấu chỉ khoảng 20 triệu đồng, công suất khoảng hai tấn củi mỗi ngày. Hiện nay, trấu tại một số nơi tại Tiền Giang bán với giá chỉ 50 – 200 đồng một kg. Nếu đi xa hơn về Hậu Giang, Vĩnh Long… có gom trấu miễn phí, vì người dân ở những vùng này vẫn phải trả tiền thuê ghe chở dổ xuống sông. Trong khi củi trấu sản xuất ra bán trong nước với giá 800 – 1.000 đồng một kg, còn xuất khẩu khoảng 1.700 đồng.

Ban đầu, nhiều người không nghĩ rằng trấu có thể sản xuất thành củi. Đến khi sản xuất thành công, họ lại cho rằng củi trấu khó có thể cạnh tranh với các chất liệu đốt như dầu, gas, than… Thế nhưng, thực tế đã kiểm chứng củi trấu nhanh chóng giảm áp lực về sử dụng các chất đốt tại nhiều ngành nghề như sản xuất thức ăn chăn nuôi, gốm…

Thay than bằng giá củi trấu, công nhân tại các doanh nghiệp chỉ mất thêm ít thời gian đưa củi vào lò nhưng bù lại đảm bảo về sức khỏe. Hơn nữa, nếu sử dụng than đá để đốt với giá trung bình khoảng 4.000 đồng một kg, nhiệt lượng 1 kg than sẽ tương đương với khoảng 1,5 kg củi trấu (khoảng 1.400 đồng). Như vậy, nếu dùng củi trấu, các cơ sở sản xuất có thể tiết kiệm hơn 50% chi phí. Mỗi doanh nghiệp trung bình dùng 20 tấn than mỗi ngày, nếu chuyển sang dùng củi trấu sẽ tiết kiệm được ít nhất một tỷ đồng.

Sản xuất củi trấu không kịp bán


Gần đây, củi trấu còn tìm được đường xuất ngoại. Điển hình là Công ty TNHH Mai Hân (thành phố Cần Thơ) đã xuất 20 tấn củi trấu sang Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản. Riêng thị trường Hàn Quốc, dự kiến mỗi tháng sản lượng trấu viên xuất khẩu sẽ tăng lên 10.000 tấn và 20.000 tấn trấu thanh. Đồng thời công ty đang hoàn thành thủ tục cuối cùng để xuất 18 tấn củi trấu đầu tiên sang thị trường Mỹ.

cui-trau-va-con-duong-xuat-ngoai-rong-mo


Củi trấu xuất khẩu


Sở dĩ doanh nghiệp nước ngoài nhập củi trấu ngày một nhiều vì từ trước đến nay ngoài than đá thì đa phần sử dụng các loại củi ép từ mùn cưa từ gỗ với giá khá cao (khoảng 200 USD một tấn), nhiệt lượng lại không cao hơn củi trấu nhiều. Bởi thế, khi doanh nghiệp Việt Nam chào giá chỉ có 105 USD một tấn, củi trấu trở nên “sốt” với các nhà nhập khẩu.

Tại Tiền Giang, Công ty Hoàng Huynh còn chuyển hướng sản xuất than củi trấu (ba tấn củi cho một tấn than thành phẩm). Than trấu của công ty này đã được hệ thống Metro kiểm định và mua với giá 5.000 đồng một kg để bán tại hệ thống và xuất khẩu sang một số nước như Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan…

Ông Hoàng Huynh, Giám đốc Công ty Hoàng Huynh, cho biết: “Mỗi tháng công ty bán cho Metro 6.000 tấn củi, lời khoảng 30 triệu đồng. Tính chung cả củi và than mỗi tháng lời khoảng 100 triệu đồng”.
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất hay chế biến các mặt hàng sử dụng công nghệ lò hơi có xu hướng chuyển sang sử dụng củi trấu để thay thế cho than đá hay các chất liệu khác ngày càng nhiều. Ngay cả những lò gốm phía Bắc cũng đã bắt đầu mua củi trấu từ Đồng bằng Sông Cửu Long để nung gốm.

Đại diện của Công ty Mai Hân nói: “Chưa tính đến xuất khẩu, riêng thị trường trong nước, công ty cung cấp khoảng 300 – 400 tấn một tháng. Hiện đơn đặt hàng lên tới vài nghìn tấn nên công ty phải nhờ người làm dân gia công cho công ty để kịp thời gian cung cấp hàng. Nếu hộ nông dân nào muốn làm củi trấu, công ty sẵn sàng chuyển giao công nghệ, hướng dẫn quy trình sản xuất”.

Trấu được đưa vào hệ thống máy ép ở 300 độ C sẽ tự tiết ra chất lignin (một chất có sẵn trong thực vật) giúp gắn kết trấu. Một số cơ sở sản xuất hiện nay còn làm thêm vỏ đệm bằng tre, vừa tăng khả năng thẩm mỹ cho cây củi vừa giúp dễ cháy, tăng khả năng ra nhiệt.
Mới đây, trong hoạt động của Dự án “Gieo hạt giống thay đổi: Giảm thiểu biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng thông qua sản xuất lúa gạo bền vững” của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) đã tổ chức hội thảo quy trình ép củi trấu bằng máy.

Đây là nội dung quan trọng của dự án nhằm giúp người dân sử dụng hiệu quả và bền vững phụ phẩm lúa gạo, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường thông qua các công nghệ năng lượng tái tạo.

hoi-thao-quy-trinh-ep-cui-trau-bang-may

Các đại biểu tham quan mô hình sản xuất củi trấu tại cơ sở xay xát ở thôn Tả Phan, xã Duy Ninh.

Các đại biểu tham gia hội thảo quy trình ép củi trấu bằng máy sẽ được tham khảo những mô hình sản xuất mới về tái chế năng lượng từ những phế phẩm nông nghiệp giúp ích cho môi trường và kinh tế địa phương bao gồm: xây dựng mô hình máy cuốn rơm thực hiện tại Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh với công suất cuốn 200 tấn rơm/vụ; mô hình máy ép củi trấu tại cơ sở xay xát của bà Trần Thị Chuynh ở thôn Tả Phan, xã Duy Ninh với công suất 300 tấn củi trấu/năm; mô hình sấy lúa vỉ ngang dùng trấu tại HTX Thống Nhất, xã An Ninh, với công suất 150 tấn lúa/vụ; xây dựng 8 cửa hàng phân phối bếp khí hóa tại 8 xã tham gia dự án, với mục tiêu cung cấp 400 bếp khí hóa cho người dân.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã được ông Nguyễn Đình Tường, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phi (Bà Rịa -Vũng Tàu) giới thiệu về sản phẩm máy ép củi trấu do Công ty sản xuất. Đây là sản phẩm đạt giải nhất trong cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc lần thứ IV (2010-2011) do Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.

Trên cơ sở hoạt động của hợp phần Năng lượng tái tạo, Dự án đã hỗ trợ cơ sở xay xát của bà Trần Thị Chuynh ở thôn Tả Phan, xã Duy Ninh 2 máy ép củi trấu, với mức hỗ trợ 45% chi phí thiết bị, tương đương 65 triệu đồng. Theo hạch toán tài chính bước đầu, với nguồn trấu nguyên liệu từ nguồn xay xát của cơ sở ổn định từ 1-1,5 tấn/ngày, đồng thời có 3 cơ sở xay xát lớn trong xã cung cấp lượng trấu ổn định khoảng 1 tấn/ngày, cơ sở có thể sản xuất được gần 2 tấn củi trấu. Với giá bán gần 1.500 đồng/kg, trừ chi phí, cơ sở thu lãi 420.000 đồng/ngày, mỗi tháng lãi trên 10 triệu đồng.

Việc giới thiệu mô hình máy ép củi trấu giá rẻ tại địa phương sẽ giúp cho bà con nông dân thấy được hiệu quả của việc chuyển vỏ trấu thành nguồn năng lượng mới không chỉ nâng cao giá trị của sản xuất lúa gạo mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường do việc xả thải tự do hoặc đốt trấu gây ra…
Củi trấu là 1 dạng năng lượng tái sinh, chi phí thấp và thay thế được than đá trong các lò hơi, dùng củi trấu giá rẻ sẽ giảm chi phí xử lý môi trường và tăng tuổi thọ của thiết bị lò hơi.

gioi-thieu-san-pham-cui-trau

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước, nên trấu là một thứ chất thải mà các nhà máy xay xát đau đầu tìm cách giải quyết. Đã có lúc họ thẳng tay cho trấu xuống sông, rạch. Trấu trôi lềnh bềnh đi khắp nơi, chìm xuống đáy sông, rạch, gây ô nhiễm nguồn nước. Công dụng trấu có được chỉ duy nhất là dùng làm chất đốt.

Để sử dụng loại chất đốt “cồng kềnh” này, một số hộ gia đình trong khu vực phải vận chuyển nhiều lần và nhà phải rộng mới có điều kiện chứa chúng. Việc đó chỉ diễn ra ở vùng nông thôn còn ở thành thị thì trấu hiếm khi được dùng vào việc nấu nướng.

gioi-thieu-san-pham-cui-trau

Từ chỗ mất tiền thuê ghe đổ đi sau mỗi mùa lúa, việc sản xuất và xuất khẩu củi trấu thành công ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở nên đầy tiện ích khi vừa cải thiện vấn nạn ô nhiễm môi trường, vừa đem lại thu nhập tạo công ăn việc làm cho người dân.

Lâu nay, nói đến nguồn nhiên liệu dùng trong công nghiệp, mọi người thường nghĩ đến dầu, than đá. Nhưng khi nghiên cứu sản xuất và sử dụng thì củi trấu nhanh chóng được người tiêu dùng và các doanh nghiệp đón nhận nhanh chóng và bền vững.

Nhưng để củi trấu cháy tốt, cần phải có lò nung phù hợp. Vì vậy, khi chuyển từ lò đốt củi, than đá,.. thì lò hơi cần phải cải tạo lại đôi chút để phù hợp và đạt hiệu quả cao. Thời gian cải tạo trong vòng 1 tuần là lò hơi có hoạt động lại bình thường.

gioi-thieu-san-pham-cui-trau

Thay than bằng củi trấu, công nhân tại các doanh nghiệp chỉ mất thêm ít thời gian đưa củi vào lò nhưng bù lại đảm bảo về sức khỏe. Hơn nữa, nếu sử dụng than đá để đốt với giá trung bình khoảng 4.000 đồng một kg, nhiệt lượng 1 kg than sẽ tương đương với khoảng 1,5 kg củi trấu (khoảng 1.500 đồng). Như vậy, nếu dùng củi trấu, các cơ sở sản xuất có thể tiết kiệm hơn 50% chi phí. Mỗi doanh nghiệp trung bình dùng 20 tấn than mỗi ngày, nếu chuyển sang dùng củi trấu sẽ tiết kiệm được ít nhất một tỷ đồng/năm.

Với xu thế phát triển của xã hội hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên có hạn (than đá, dầu DO; FO, …), tiết kiệm chi phí sản xuất để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất.

Chính vì thế, việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ phế phẩm nông nghiệp như trấu, mùn cưa,… để làm nhiên liệu vận hành nồi hơi trong công nghiệp là một giải pháp tối ưu.

gioi-thieu-san-pham-cui-trau

Quy trình sản xuất củi trấu được tiến hành như sau: Trấu nguyên liệu đưa vào máy ép, bộ phận sấy tự động của máy sẽ làm giảm độ ẩm xuống còn dưới 12%, sau đó ép thành thanh củi cứng, dạng ống dài từ 10->40 cm, đường kính từ 40-> 80 cm. Cứ 1,05 kg trấu, sẽ cho ra 1 kg củi trấuthành phẩm. Năng suất của loại máy ép mỗi máy ép có thể đạt được 150 - 200 kg/giờ. 

Do trong bản thân phế phẩm nông nghiệp này đã có chứa sẵn chất kết dính (gọi là lignin) nên khi ép, tác dụng của nhiệt ma sát và nhiệt từ khuôn ép đã giúp tạo nên một chất kết dính chắc chắn. Do vậy, củi trấu này còn chắc hơn cả gỗ củi dùng thông thường khác.

Thông số kỹ thuật củi trấu:

- Đường kính củi : 50 ~ 80 mm
- Chiều dài củi: 100 ~ 300 mm
- Độ ẩm toàn phần : <10%
- Hàm lượng tro : 12,8 %
- Giá trị năng lượng : 3800- 4200 kcal/kg
- Tỷ trọng : 1350 ~ 1400 kg/m3
- Đóng gói : 40 ~ 50 kg/ Bao PP
Củi trấu được làm từ nhiên liệu trấu có độ ẩm nhỏ hơn 15%,nếu độ ẩm của nguyên liệu cao hơn 15% thì trong quá trình ép, gia nhiệt, hơi ẩm thoát ra nhiều làm cho áp suất buồng nén tăng lên dẫn đến việc trấu bị phụt ra từ phiểu cấp liệu.


quy-trinh-san-xuat-cui-trau

Trấu được cấp từ phiểu đi vào buồng nén trấu thông qua trục vít, trấu sẽ được trục vít nghiền và được nén lại do các bước vít nhỏ dần. Khi ra khỏi vít nén thì củi trấu được giữa lại thêm 100-150 mm thì mới ra khỏi nồng ép.bên ngoài nồng ép củi có điện trở gia nhiệt ( nhiệt độ từ 180 đến 300 độ ), mục đích của việc gia nhiệt là làm lớp trấu bên ngoài tiết ra hắc ín ( còn gọi là linin ), trong điều kiện như thế trấu rất dễ kết dính lại với nhau.

Thanh củi trấu có lỗ ở giữa để thoát hơi ẩm khi gia nhiệt. Trong quá trình nén trấu vì một nguyên nhân nào đó bị bít lỗ thoát hơi ẩm thì thanh củi trấu ở đầu nồng sẽ bay ra kèm theo tiếng nổ, vận tốc của thanh củi bay ra là rất lớn và rất nguy hiểm cho con người. Đó là nguyên nhân vì sao các máy ép củi trấu điều quay đầu vào tường nơi mà không có con người đi lại.

quy-trinh-san-xuat-cui-trau

Trục vít nén: Trục vít nén phải được bảo trì thường xuyên, do trấu có hàm lượng silic cao nên cánh vít rất mau mòn.bảo trì bằng cách dùng que hàn chuyên dùng đắp lại. Đối với máy ép trấu có nồng ép dài thì sau khi đắp cánh vít xong là có thể đưa vào chay được, nhưng năng suất lúc đấy giảm đi một phần tư, sau một giờ đồng hồ thì chỉnh lại thì máy đạt 100% sản lượng. Đối với máy ép củi trấu có nồng ngắn thì các cánh vít khi đắp xong phải được mài lại cho nhẳn trước khi đưa vào chạy máy.

Vấn đề xử lý khói từ nhà máy ép củi trấu: 

Khói thoát ra từ nhà máy ép củi chủ yếu là hơi nước có lẩn một ít khí CO. Cách xử lý là dùng quạt hút khói vào bộ phận xử lý khói, mà chủ yếu là phun hơi nước cho hơi nước trong khói ngưng tụ, nước thải ra từ bộ xử lý nước có màu vàng nhạt, thường thì được thải ra sôngmà không xử lý ( một lượng nước nhỏ so với sông lớn nên không thấy hiện tượng gì ).

quy-trinh-san-xuat-cui-trau

Nhưng phương pháp này lượng khói vẩn chưa xử lý triệt để, khu vực làm việc vẫn thấy khói bay và hơi khó thở. Phương pháp thu khói bằng giếng trời dửa trên nguyên lý sự chênh áp khí trới theo độ cao.khu vực sản xuất được lắp giếng trới ngang 1.5 mét, chiều dài phụ thuộc vào số máy.chiều cao của giếng trời từ 9 đến 15 mét. Do diện tích ống khói rất lớn nên khi khói bay ra được chia ra nhiều mảng nhỏ nên có thể tạm chấp nhận được.

Phương pháp bẻ củi trấu

Năng suất của máy ép và chất lượng củi tỷ lệ nghịch với nhau. Do các nhà máy chạy cui trau thường khoáng theo sản lượng nên việc kiểm soát chất lượng ( độ nén ) là điều cần thiết.

quy-trinh-san-xuat-cui-trau

Quy trình sản xuất củi trấu đập như sau : sau khi củi trấu được ép có đường kính 85mm chiều dài 350mm ,sau đó mới bỏ vào máy đập, đập thành từng mảnh nhỏ củi trấu đập có chất lượng tốt khi độ vụn có tỷ lệ thấp nhất.